Kiểm soát đường huyết bằng cách nào?

kiểm soát đường huyết

Kiểm soát đường huyết có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Ví dụ như một số tình trạng sức khỏe gây tăng đường huyết hoặc yếu tố di truyền khiến lượng đường trong máu cao. Nhưng trong một số trường hợp nhất định, thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể ảnh hưởng đến đường huyết. Đối với một số người, việc quản lý dinh dưỡng, mức độ hoạt động và cân nặng có thể tạo ra sự khác biệt. Vậy lối sống như thế nào có thể giúp giảm lượng đường trong máu và duy trì một sức khỏe ổn định, bài biết dưới đây sẽ giới thiệu một số phương pháp hữu ích cho bạn.

Kiểm soát đường huyết

Bỏ những đồ uống có đường

Đồ uống có đường được coi là tấm vé một chiều dẫn đến lượng đường trong máu cao. Vậy nên, loại bỏ hoặc uống ít chất này hơn có thể làm giảm lượng đường trong máu cũng như giúp giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Một số đồ uống có nhiều đường bao gồm:

  • Nước tăng lực.
  • Đồ uống có hương vị trái cây.
  • Nước ép.
  • Nước ngọt có ga.
  • Đồ uống thể thao.
  • Cà phê sữa.
  • Trà ngọt.

Lựa chọn carbohydrate lành mạnh

Một cách kiểm soát đường huyết tốt nhất là đếm lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn. Carbohydrate sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose gây nên lượng đường trong máu cao. Vậy nên bạn nên tính toán để lượng carbohydrate bổ sung hằng ngày không vượt quá ngưỡng đường huyết. Các tốt nhất là nên lựa chọn loại carbs phức tạp, giàu chất xơ, nhiều chất dinh dưỡng như:

  • Các loại ngũ cốc.
  • Các loại đậu.
  • Trái cây.

Do nhu cầu của mỗi người là khác nhau, nên việc bổ sung lượng carbs cũng phải dựa vào mức đường huyết bạn đo hằng ngày. Từ các thông số này bạn có thể lên kế hoạch cho một bữa ăn phù hợp với bản thân mình.

Di chuyển nhiều hơn

Tập thể dục là một trong những phương pháp tốt nhất giúp cho sức khỏe tổng thể, tâm trạng và tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Bạn nên bắt đầu với khoảng 30 phút tập thể dục nhịp điệu ba lần một tuần và luyện tập tối đa 5 lần một tuần. Điều quan trọng trong thói quen tập thể dục là bạn nên đặt mục tiêu di chuyển nhiều hơn trong ngày và nên duy trì hằng ngày. Tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, nếu có bất kỳ thói quen tập thể dục mới nào nên tham khảo ý kiếm bác sĩ hoặc huấn luyện viên sức khỏe của bạn, để đảm bảo rằng bạn thực hiện nó một cách an toàn tránh hạ đường huyết.

bài tập thể dục kiểm soát đường huyết

Giảm căng thăng

Tình trạng căng thẳng là nguyên nhân khiến gia tăng khả năng kháng insulin. Vậy nên, nhằm hạn chế sự căng thẳng bạn nên tập thể dục thường xuyên, đi du lịch, tham gia các hội nhóm giúp bạn được nói chuyện nhiều hơn, vui vẻ hơn. Điều đặc biệt là nên tránh xa các biện pháp tiêu cực ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết như ăn quá nhiều hoặc uống rượu bia.

Kiểm soát đường huyết bằng cách bỏ thuốc lá

Nicotin làm tăng lượng đường trong máu vì nó ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động phản ứng với insulin. Bên cạnh đó, hút thuốc có thể gây viêm, tình trạng này gia tăng nguy cơ gây nên các biến chứng tiểu đường. Vậy nên ngay từ bây giờ hãy bỏ thuốc lá vì sức khỏe của bạn và của cộng đồng

Đo đường huyết thường xuyên

Tầm quan trọng của đường huyết mục tiêu là kiểm soát tốt tình trạng bệnh, tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường. Vậy nên, việc theo dõi lượng đường giúp giải quyết vấn đề lượng đường tăng đột biến. Đồng thời đánh giá tổng thể xu hướng lượng đường trong máu hằng ngày, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp.

Trong trường hợp khi đã sử dụng các phương pháp kiểm soát đường huyết trên trong thời gian dài mà lượng đường trong máu vẫn cao. Bạn nên gặp bác sĩ để nhận lời tư vấn hợp lý, có thể bạn sẽ cần điều trị bằng thuốc hoặc insulin nếu cần thiết. Mặc dù vậy, tạo một thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt lành mạnh là điểm khởi đầu tốt trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Điều quan trọng là bạn nên đo đường huyết thường xuyên tránh để đường huyết cao trong thời gian dài dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh tiểu đường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *