Kiểm tra đường huyết cho bênh nhân tiểu đường

Bạn mắc bệnh tiểu đường và bạn không biết thời điểm tốt nhất để kiểm tra đường huyết là khi nào. Có nhiều thời điểm trong ngày mà các chuyên gia y tế khuyên bạn nên kiểm soát lượng đường trong máu. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được tầm quan trọng của việc theo dõi, cách đo và thời điểm tốt nhất để kiểm soát đường huyết.

Thời điểm tốt nhất để kiểm tra đường huyết

Tại sao cần kiểm tra đường huyết

Cho dù bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường tuýp 2, việc kiểm tra đường huyết sẽ cho bạn biết điều gì khiến lượng đường trong máu của bạn tăng hay giảm. Ví dụ, một số yếu tố có thể làm tăng lượng đường trong máu là:

  • Ăn quá nhiều thức ăn, đặc biệt là carbohydrate.
  • Không vận động.
  • Thiếu Insulin.
  • Sử dụng một số loại thuốc.
  • Bệnh tật.
  • Căng thẳng.
  • Đau bụng kinh nguyệt.
  • Mất nước.

Những dấu hiệu cần đo đường huyết

Ngoài ra, các yếu tố sau có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp:

  • Ăn uống không đủ.
  • Uống rượu quá nhiều.
  • Lượng Insulin cao.
  • Sử dụng một số loại thuốc.
  • Hoạt động thể chất nhiều hơn bình thường. 

Hiểu được nguyên nhân gây tăng hoặc giảm đường huyết sẽ giúp bạn cũng như bác sĩ biết cách quản lý bệnh tiểu đường tốt nhất. Ví dụ, theo dõi đường huyết và giữ đường huyết ở trong phạm vi mục tiêu sẽ giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, việc kiểm soát bệnh tiểu đường có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao hoặc xuống thấp chạm ngưỡng nghiêm trọng.

Cách đo đường huyết chuẩn 

Lượng đường trong máu được đo khác nhau tùy thuộc vào thiết bị bạn sử dụng

Máy theo dõi lượng đường trong máu

Máy đo lượng đường trong máu hoạt động bằng cách sử dụng que thử chứa một loại enzyme (glucose oxidase) phản ứng với glucose trong máu. Ngoài ra, trong máy đo còn có một điện cực tạo ra tín hiệu điện khi phát hiện phản ứng glucose. Tín hiệu này sau đó tạo ra một số tương quan với tín hiệu điện. Càng nhiều glucose trong máu thì con số càng cao.

Máy theo dõi glucose liên tục (CGM)

Bạn đang đeo máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM) dưới da trên bụng hoặc cánh tay. Thay vì đo nồng độ glucose trong máu, CGM đo nồng độ glucose trong chất lỏng giữa các tế bào của cơ thể. Cảm biến sau đó sẽ gửi thông tin đến màn hình.

Thiết bị kiểm tra đường huyết CGM
Thiết bị kiểm tra đường huyết CGM

Khi nào cần đo lượng đường trong máu

Tần suất bạn kiểm tra lượng đường trong máu có thể phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

  • Loại bệnh tiểu đường mà bạn có thể mắc phải.
  • Nếu bạn dùng insulin hoặc các thuốc khác để kiểm soát lượng đường trong máu.

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Việc theo dõi lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 tập trung vào các bữa ăn và bao gồm:

  • Trước bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
  • Hai đến ba giờ sau mỗi bữa ăn.

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 kiểm soát bệnh tiểu đường bằng insulin phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Tốt nhất, bạn nên cung cấp thông tin sinh hoạt hằng ngày của mình cho bác sĩ để xác định được tần suất đo đường huyết chính xác nhất. Tuy nhiên, các hướng dẫn chung khuyên bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu 4 lần một ngày vào các khoảng thời gian sau:

  • Khi thức dậy (nhịn ăn).
  • Trước bữa ăn.
  • Hai giờ sau bữa ăn.
  • Trước khi đi ngủ.

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có tình trạng được kiểm soát tốt có thể không cần kiểm tra đường huyết thường xuyên.

 Bạn nên kiểm tra đường huyết như thế nào

Những người mắc bệnh tiểu đường thường tự kiểm tra lượng đường trong máu. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn cùng phòng, bạn bè hoặc thành viên gia đình cũng biết cách thực hiện trong trường hợp bạn bị bệnh mà không thể tự mình làm được. Để sử dụng máy đo lượng đường trong máu, hãy làm theo những các bước sau:

  • Rửa tay.
  • Chèn que thử vào máy đó.
  • Lấy một giọt máu bằng cách dùng thiết bị chích vào đầu ngón tay của bạn.
  • Đặt cạnh của que thử vào máu và chờ kết quả xuất hiện trên màn hình.

Nếu bạn quan tâm đến CGM, bạn nên hỏi bác sĩ của bạn vì đây là những thiết bị được kê đơn. Để sử dụng CGM, hãy làm theo các bước sau:

  • Đặt cảm biến dưới da trên bụng hoặc cánh tay của bạn.
  • Hầu hết các thiết bị CGM đều kiểm tra lượng đường trong máu cứ 5 phút một lần, suốt ngày đêm. Bạn không cần phải làm bất cứ điều gì với máy CGM.
  • Xem thông tin cảm biến truyền đi. Dữ liệu nào có thể đc chuyển đến một máy thu riêng, điện thoại di động của bạn hoặc máy bơm insulin.
  • Tải dữ liệu này xuống máy tính để cung cấp cho bác sĩ.

Tùy thuộc vào dữ liệu ghi được trước đó mà bạn nên thay đổi các cảm biến trên CGM thường xuyên, thường là một đến hai tuần một lần.

Theo dõi lượng đường trong máu là điều cần thiết đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì việc giữ lượng đường trong máu trong phạm vi mục tiêu có thể giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 được kiểm soát tốt có thể không cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và những người sử dụng thuốc hoặc insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, thường là trước và sau mỗi bữa ăn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà nhanh chính xác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *