Đường thường được mô tả như một nhân vật phản diện hoặc thủ phạm chính khi nhắc đến chủ đề về bệnh tiểu đường. Mặc dù đường đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, tuy nhiên đối với bệnh nhân tiểu đường nên cân nhắc về lượng đường cần sử dụng trong ngày. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về vai trò của đường trong việc quản lý bệnh tiểu đường cũng như cách tiếp cận nó theo những cách phù hợp và cân bằng.
Lượng đường bao nhiêu là đủ cho bệnh nhân tiểu đường
Một cuộc khảo sát quốc gia được công bố vào năm 2016 cho thấy người Mỹ trưởng thành tiêu thụ trung bình ít nhất 77g đường bổ sung mỗi ngày. Người ta phát hiện trẻ em ăn một lượng đáng kinh ngạc là 82 g. Những con số này vượt xa giới hạn hàng ngày của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị:
- Nam giới 36 g.
- Phụ nữ 25g.
- Trẻ em từ 2 đến 18 tuổi: dưới 24 g.
- Trẻ em dưới 2 tuổi: không nên bổ sung đường.
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ khuyên bạn nên ăn ít đường hơn mức này vì đường rất nguy hiểm cho người mắc bệnh tiểu đường. Trong bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách (loại hormone giúp bạn hấp thụ đường trong máu để có thể chuyển hóa thành năng lượng hoặc dự trữ cho cơ thể). Nếu đường không được xử lý, lượng đường trong máu cao có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể khiến tổn thương tim, mạch máu, thần kinh, mắt và thận.
Lượng đường chính xác an toàn để tiêu thụ sẽ khác nhau tùy theo tình trạng của cơ thể bạn. Tuy nhiên, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyên những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh thêm đường trong đồ uống và hạn chế thực phẩm làm từ đường bổ sung, thay thế chúng bằng những lựa chọn lành mạnh hơn.
Một số người có thể lo lắng rằng ăn đường sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường, nhưng bệnh tiểu đường phức tạp hơn nhiều. Đường (glucose) là nguồn nhiên liệu quan trọng cho cơ thể và não của bạn, đường trong cơ thể một phần đến từ carbohydrate. Sau khi ăn, cơ thể sẽ tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa chúng thành glucose và đưa vào máu. Những thực phẩm như kẹo và trái cây sẽ được tiêu hóa nhanh hơn so với các loại thực phẩm như tinh bột hay chất đạm và chất béo.
Nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường tuyến tụy sẽ phản ứng với lượng tồn dư đường trong máu và giải phóng một loại hormon gọi là insulin có tác dụng đưa lượng đường đó ra khỏi máu và vào tế bào để sử dụng làm nhiên liệu. Tuy nhiên, khi cơ thể bị tiểu đường lúc này tuyến tụy không thể đáp ứng đủ insulin để đào thải glucose, vậy nên đường sẽ tích tụ trong máu và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Biện pháp để hạn chế lượng đường
Hạn chế hàm lượng đường nói chung là một lựa chọn thông minh. Một chiến lược thường được đề xuất bao gồm:
- Hãy thử ăn những phần nhỏ hơn để giảm lượng calo hàng ngày của bạn.
- Ăn nhiều loại thực phẩm bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc và sữa ít béo để có được nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bạn.
- Chọn thực phẩm có lượng chất béo thấp hơn.
- Hãy chú ý đến những thực phẩm đã qua chế biến kỹ lưỡng, có thể chứa nhiều đường bổ sung.
- Hạn chế đồ uống có đường.
- Thay thế bằng nhiều loại đồ uống ít đường hoặc chọn nước lọc để uống.
Ngoài ra, bạn có thể học cách đếm lượng carbohydrate, nhiều người mắc bệnh tiểu đường tính lượng carbs nhằm giúp họ theo dõi và quản lý lượng đường trong máu tốt hơn. Nếu đang bị thừa cân bạn có thể đẩy lùi bệnh tiểu đường và trì hoãn hoặc ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách giảm 5 đến 7 % trọng lượng cơ thể.
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường bạn cần lưu ý đến lượng đường cần tiêu thụ và nó ảnh hưởng như thế nào đến khả năng kiểm soát lượng đường. Điều này không chỉ bao gồm đồ ngọt mà còn cả đồ uống và bất cứ thứ gì có carbohydrate vì chúng sẽ chuyển hóa thành glucose trong cơ thể. Nếu bạn đang loay hoay không biết thiết lập kế hoạch sức khỏe của bản thân như thế nào, bạn có thể tham gia các nhóm cộng đồng về tiểu đường hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia hay bác sĩ tiểu đường.
Xem thêm: Người bị tiểu đường kiêng ăn gì? (dkbetics.com)