Tiểu đường đang dần trở thành một bệnh lý phổ biến với mọi lứa tuổi. Theo một thống kê gần đây, cứ 11 người lớn thì có 1 người phải sống với căn bệnh phiền phức này. Đối với những người mắc phải, “đái tháo đường điều trị trong bao lâu?” có lẽ là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về thời gian cần thiết để kiểm soát căn bệnh tiểu đường một cách có hiệu quả nhất, giúp duy trì lối sống lành mạnh và lâu dài cho người bệnh tiểu đường.
Đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường (hay tiểu đường) là một tình trạng rối loạn chuyển hóa, với đặc điểm đặc trưng là chỉ số đường huyết cao hơn so với mức tiêu chuẩn. Thông thường, đường chính là nguyên liệu tạo ra năng lượng cho cơ thể. Đối với bệnh nhân tiểu đường, các tế bào không thể sử dụng glucose một cách hiệu quả, khiến cho lượng đường ăn vào không được tiêu thụ và tích tụ trong máu.
Có 2 thể đái tháo đường chính, đó là đái tháo đường typ 1 và typ 2.
- Đái tháo đường typ 1 là một bệnh tự miễn, khi những tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy. Bình thường, những tế bào này phụ trách sản xuất insulin – hormone chuyển hóa đường của cơ thể. Tình trạng bệnh diễn ra khiến cho insulin không được sản xuất đủ, kết quả là đường không được tế bào sử dụng và gây tăng đường huyết.
- Đái tháo đường typ 2: Khác với đái tháo đường typ 1, đái tháo đường typ 2 xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin được một cách hiệu quả do tình trạng kháng insulin, dẫn đến tích tụ đường trong máu dù insulin vẫn được sản xuất bình thường. Bệnh thường xuất phát từ lối sống thiếu lành mạnh…
Đái tháo đường điều trị trong bao lâu thì khỏi?
Trả lời cho câu hỏi “Đái tháo đường điều trị trong bao lâu”, thật đáng buồn rằng đây là một bệnh lý mạn tính, vì thế người bệnh tiểu đường sẽ phải thực hiện điều trị suốt đời và không có cách chữa dứt điểm. Tuy nhiên, thời gian để kiểm soát tốt đường huyết sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thể bệnh, thời gian phát hiện bệnh, yếu tố thể trạng của bệnh nhân, yếu tố môi trường…
- Đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 1, đây là một bệnh tự miễn khiến cơ thể không còn khả năng sản xuất insulin. Vì thế gần như chắc chắn bệnh nhân đái tháo đường điều trị sẽ phải bổ sung thêm insulin từ bên ngoài cả đời, mục tiêu là để duy trì chỉ số đường huyết gần mức bình thường, từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 2, bệnh nhân thường sẽ sử dụng các loại thuốc đái tháo đường điều trị kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý. Dùng thuốc đái tháo đường điều trị trong bao lâu sẽ cần sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ. Nếu được phát hiện sớm kết hợp với việc tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh nhân sẽ sớm kiểm soát được lượng đường trong máu, giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng đời sống.
Cũng phải nói thêm rằng, đối với người bệnh đái tháo đường nhưng lơ là việc điều trị, tình trạng bệnh sẽ tiến triển vô cùng nhanh chóng, cùng với nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm trên thần kinh, mắt, thận… có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, đái tháo đường điều trị trong bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào người bệnh.
Phương pháp cải thiện thời gian điều trị đái tháo đường
Theo các nghiên cứu, người bệnh mắc đái tháo đường thường có tuổi thọ thấp hơn từ 5-10 năm so với người bình thường. Tuy nhiên, nếu tuân thủ nguyên tắc điều trị, kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường có thể cải thiện đáng kể. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu một số cách giúp bệnh nhân đái tháo đường điều trị bệnh hiệu quả nhé!
Đái tháo đường điều trị bằng cách tập thể dục thường xuyên
Dù đái tháo đường điều trị trong bao lâu cũng không thể khỏi hoàn toàn, thực tế cho thấy, những người thường xuyên vận động và có một thân hình cân đối sẽ duy trì lượng đường trong máu ở mức tốt hơn, giảm tình trạng kháng insulin của cơ thể.
Hãy dành ra ít nhất 30’ mỗi ngày và 150 phút một tuần để vận động và tập thể dục, thời gian kiểm soát chỉ số đường huyết của bạn sẽ cải thiện đáng kể.
Đái tháo đường điều trị hiệu quả thông qua chế độ ăn uống hợp lý
Người bệnh đái tháo đường nên sử dụng các loại thực phẩm ít carbohydrate và giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh…
Carbohydrate chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra tăng lượng đường trong máu. Chất xơ sẽ giúp làm giảm quá trình hấp thụ đường của cơ thể, cản trở hấp thu chất béo, cholesterol trong bữa ăn… Ngoài ra chất xơ còn giúp bạn cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn do tiểu đường.
Theo dõi kỹ lưỡng chỉ số đường huyết
Một trong những nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường gây tử vong là do không phát hiện sớm các biến chứng, đến khi các triệu chứng trở nên rầm rộ thì đã quá muộn. Vì thế, bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của mình, kết hợp với khám sức khỏe định kỳ để rà soát các triệu chứng.
Nếu thấy các dấu hiệu bất thường của bệnh, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Và trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Đái tháo đường điều tri trong bao lâu?”. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn và người thân điều trị bệnh hiệu quả.