Trọng tâm trong việc chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bao gồm theo dõi lượng đường trong máu, dùng thuốc theo toa khi cần thiết, tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe về việc lựa chọn thực phẩm, lập kế hoạch tăng cường thể lực và chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Tầm quan trọng của lập kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường tuýp 2
Hầu hết những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 dành phần lớn thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân thay vì đến phòng khám của bác sĩ.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về bệnh tiểu đường có thể đưa ra chế độ chăm sóc bệnh tiểu đường cần 66 phút mỗi ngày bao gồm đo đường huyết 2 lần một ngày và uống thuốc định kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế một người tiểu đường dành 4 giờ đối với người lớn và 5 giờ đối với trẻ em mỗi ngày để tự chăm sóc bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, cứ sau vài tháng, bạn chỉ có thể dành 1 giờ hoặc ít hơn để được bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm và được nhận các hướng dẫn. Một cuộc khảo sát cho thấy thời gian gặp các chuyên gia chỉ có thể là 17-24 phút.
Tuy nhiên, bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính cần chăm sóc liên tục để ngăn ngừa hoặc giảm các triệu chứng. Vậy nên việc lập kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường tuýp 2 rất quan trọng và việc tự chăm sóc bản thân là hết sức cần thiết.
Kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 nên kiểm tra đường huyết bao nhiêu lần trong ngày?
Theo dõi lượng đường trong máu là một trong những điều quan trọng nhất của kiểm soát bệnh tiểu đường.
Mặc dù cách chăm sóc bệnh tiểu đường của mỗi người có thể khác nhau, nhưng việc kiểm tra đường huyết rất quan trọng vì nó giúp bạn biết cách quản lý tốt bệnh tiểu đường và liệu bạn có cần bất kỳ sự thay đổi nào về thuốc, lựa chọn thực phẩm, thói quen tập thể dục hoặc các yếu tố khác không.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tần suất bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu. Một số người có thể kiểm tra lượng đường trong máu một vài lần trong ngày, trong khi những người khác có thể chọn kiểm tra đường huyết của họ thường xuyên hơn.
Những người cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn bao gồm những người:
- Có lượng đường trong máu thấp mà không có triệu chứng rõ ràng.
- Đang mang thai và mắc bệnh tiểu đường.
- Đang dùng insulin.
- Thường có lượng đường trong máu cao.
- Xét nghiệm có mức ceton cao.
Các loại thuốc trị tiểu đường tuýp 2 phổ biến nhất
Bác sĩ có thể đề xuất cho bạn một hoặc nhiều loại thuốc giúp kiểm soát bệnh tiểu đường bao gồm:
- Metformin: Thuốc metformin thường là phương pháp điều trị đầu tay cho những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng một số người không thể dung nạp thuốc vì có thể xảy ra các tác dụng phụ.
- Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1: GLP-1 là một nhóm thuốc giúp giảm lượng đường trong máu, nó cũng có một số lợi ích về sức khỏe tim mạch và chức năng thận. GLP-1 có thể bao gồm các chất sau: Exenatide, Dulaglutide, Liraglutide, Semaglutide, Lixisenatide.
- Insulin: Bác sĩ cũng có thể kê toa insulin, một loại hormone trong cơ thể giúp cân bằng lượng đường trong máu.
Chăm sóc lối sống cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn thực phẩm gì?
Thay đổi lối sống là một cách thiết yếu để quản lý bệnh tiểu đường. Những thay đổi này có thể bao gồm tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý và áp dụng chế độ ăn lành mạnh, bổ dưỡng.
Bạn có thể làm việc với bác sĩ chuyên ngành về bệnh tiểu đường và chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lên kế hoạch cho bữa ăn. Việc nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn từ chuyên gia là vô cùng hữu ích, hãy cố gắng dành nhiều thời gian để mua thực phẩm lành mạnh và lên kế hoạch cho bản thân.
Một số lưu ý trong khẩu phần ăn cho người bệnh tiểu đường bao gồm:
- Tìm hiểu về khẩu phần ăn cho người bệnh tiểu đường.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.
- Uống nước thường xuyên và hạn chế nước uống có đường.
- Tránh các thực phẩm chiên rán.
- Tránh các chất béo bão hòa.
- Chọn sữa ít béo và cắt giảm thịt.
- Ăn đúng lượng và thời điểm lý tưởng.
- Ăn nhiều rau xanh và không chứa tinh bột.
Giáo dục về bệnh tiểu đường
Quản lý bệnh tiểu đường và thay đổi lối sống có thể cần một quá trình học tập. Làm việc với các nhà giáo dục về bệnh tiểu đường có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn tốt hơn cho việc quản lý bệnh tiểu đường tuýp 2.
Một số kĩ năng về quản lý chăm sóc bệnh tiểu đường như:
- Ăn uống lành mạnh.
- Tập thể dục phù hợp.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên.
- Sử dụng insulin và các thuốc khác .
- Giải quyết tốt và hiểu rõ các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường.
- Giảm các yếu tố nguy cơ.
- Tham gia vào các câu lạc bộ tiểu đường.
Hầu hết việc quản lý bệnh tiểu đường đều do bạn tự thực hiện mỗi ngày. Vậy nên việc học những cách tốt nhất để chăm sóc bản thân rất quan trọng. Chuyên gia có thể hướng dẫn bạn và kiểm tra tình trạng của bạn, tuy nhiên hầu hết quyền quyết định đều nằm ở bạn. Qua bài viết này mong rằng bạn sẽ có một kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường hợp lý bao gồm theo dõi đường huyết, sử dụng thuốc phù hợp, đồng thời lập kế hoạch ăn uống và tập thể dục phù hợp để có thể kiểm soát tốt sức khỏe của mình.